PHIÊN TÒA 

 

Mới đó đã bốn năm trôi qua. Tuyết đinh ninh thế nào vợ Long cũng qua trước vì Tiến là cảnh sát, phải đi tù cải tạo. Nhưng cuộc đời trớ trêu. Long báo tin vợ anh đã đi lấy chồng khác và éo le thay, chồng cô ta là cán bộ cộng sản, có địa vị. Vợ Long không đi bảo lãnh qua Mỹ nữa. Hôm đến báo tin, Long buồn rã rượi. Những lon bia cạn nhanh chóng. Long thẫn thờ, ngồi thừ người không nói năng gì thêm. Tuyết hiểu hơn bao giờ hết giữa cô và anh không có gì hơn tình bạn khi đơn côi. Cô để mặc anh sầu thảm cho nguôi cơn buồn, không dám nói gì và cũng chẳng biết nói gì.

            Rồi hai năm nữa qua đi. Giòng đời xem như xuôi chẩy. Thấm thoắt gia đình Tuyết đã ở Mỹ sáu năm trời. Kinh qua bao nhiêu đắng cay, khó khăn lúc ban đầu. Trẻ con bây giờ đã lớn. Chúng lớn lên không mặc cảm mũi tẹt da vàng. Long và Tuyết cùng nghĩ nếu Tiến không sang thì sẽ coi như thực sự và chính thức làm lại cuộc đời với nhau. Nương dựa lúc về già. Còn...nếu ngược lạiï, Long sẽ kín đáo rút lui và hy vọng sẽ tiếp tục là bạn vợ chồng Tuyết.

            Giấy của cơ quan bảo lãnh đoàn tụ được gửi đến hỏi Tuyết có còn giữ ý định bảo lãnh nữa hay không? Tuyết lại nộp đủ giấy tờ chứng minh có công ăn việc làm và đủ khả năng trả tiền máy bay. Giấy tờ gửi đi lần cuối, Tuyết hồi hộp đợi.

            Thời gian chậm chạp trôi. Tuyết hơi buồn vì phải nghe theo « điều kiện » của Tiến. Phải bảo lãnh cả mẹ và em trai Tiến còn vị thành niên. Phải viện cớ Tiến ra đi không thể bỏ mẹ già, em dại. Tuyết nghĩ sẽ khó thành công. Cô đã bàn thảo nhiều lần qua nhiều thơ từ với chồng rằng Tiến cứ qua trước, rồi lo cho mẹ và em sau, may ra đơn xin cho chồng đi nhanh hơn. Nhưng Tiến nhất định không nghe và khuyên Tuyết cứ thử thời vận. Ai ngờ mọi sự thông suốt. Có lẽ những khó khăn thời xưa khi Tuyết mới sang đã được thay đổi phần nào. Ngày đi đón Tiến cùng mẹ và em trai của Tiến đã đến. Vì không dám lái xe xa lộ ra phi trường quốc tế Los Angeles, cô nhờ Long. Anh mướn chiếc xe « van » chín chỗ ngồi. Dù đã xa nhau sáu năm trời trong thời kỳ vợ chồng thượng cẳng chân hạ cẳng tay, nhưng hôm đi đón, Tuyết rất hồi hộp và mừng rỡ trào nước mắt khi nhìn lại chồng và gia đình chồng.

            Trước khi đi, tối hôm trước, cô đã nấu sẵn một nồi phở để mọi người ăn tạm lúc mới tới. Ðự tính để mọi người nghỉ khoẻ đã, rồi buổi tối sẽ mời ra nhà hàng mừng ngày đoàn tụ. Phải làm một bữa thật linh đình. Ðưa gia đình Tuyết về nhà xong, Long tự động rút lui, lấy cớ phải trả xe. Tối sẽ trở lại phụ Tuyết đưa mọi người đi ăn, vì phải đi hai xe mới đủ chỗ. Theo thói ngoại quốc, Tuyết đưa ba người thân mới sang đi thăm nhà cô mới thuê, thay căn trước nhỏ hơn. Bà mẹ chồng hít hà khen nhà lớn rộng quá. Tân, em của Tiến nghêng ngang đi ra đi vào, nhìn ngó mọi thứ đồ vật trong nhà, nhất là dàn máy hát và TV. Xem chán, chú nằm ngửa trên ghế ngáp lớn, rồi kêu cháu gái vặn nhạc nghe thử. Riêng Tiến chỉ lặng lẽ đi theo mẹ và vợ khi cô giới thiệu căn nhà, lầm lì chẳng nói chẳng rằng. Tuyết hơi ngạc nhiên, nhưng lại tự an ủi rằng vì vừa đến, Tiến còn mệt và Tiến âu lo là điều tự nhiên. Ai bị đổi đờøi mà chẳng lo lắng. Ngày mới sang, Tuyết đã chẳng lo bấn loạn cả người, nhiều đêm thức trắng là gì..

            Cả tuần lễ đầu, ba người vì chưa quen giờ giấc nên vật vờ như bịnh. Cứ khi Tuyết và trẻ con đi ngủ thì ba người kia thức dậy vào bếp lục cơm. Khi cô và trẻ nhỏ đi làm đi học, thì cả ba quay ra ngủ. Phải mất nửa tháng mới làm quen giờ giấc mới. Khi thấy chồng và Tân đã tạm tỉnh táo, Tuyết bàn với chồng rằng hai anh em nên đi học thêm Anh văn ở lớp dành cho người tị nạn. Miễn phí, vào buổi tối. Tuyết say sưa, hí hửng, nói rằng sẽ sẵn sàng đưa đi học trước khi cô đi bán pizza. Khi về thì hai anh em tìm ai cho quá giang vì Tuyềt sẽ về rất trễ, gần nửa đêm, không thể đón về. Lới đề nghị được hưởng ứng chiếu lệ. Chẳng ai có vẻ sốt sắng. Tuyết cụt hứng, nhưng  kiên nhẫn nới rộng thời gian ở không. Gần hai tháng sau, cô lại nhắc nhở việc nên đi học lớp tối. Hai anh em bất đắc dĩ phải để cô đưa đến trường. Tuyết đã mừng. Nay mai có thêm người đi làm. Cô sẽ đỡ cực. Hiện tại một mình cô đang phải nuôi sáu miệng ăn, chưa kể tiền nhà, tiền điện nước. Cái mừng chưa phai, chẳng hiểu vì sao, cả hai anh em đòi bỏ học. Tiến lấy cớ đầu óc « chai sạn » rồi, chữ không muốn vô. Tân thì nói:

-     Ở riết rồi biết cần gì học.

Tuyết cắt nghĩa đành rằng ở riết cũng biết nói, nhưng nhà đang cần người đi làm phụ với cô. Một mình cô không thể cáng đáng nổi lâu. Hơn nữa biết rành Anh văn thì tìm việc dễ hơn. Như chỉ đợi dịp, Tân đốp liền:

-     Tụi tui ăn của chị bao nhiêu mà chị làm dữ vậy? Chưa gì hết chị đã kể công rồi. Chị nên nhớ, chị bảo lãnh tụi tui qua đây nghe, chị phải lo chu toàn chớ. Bộ muốn bỏ đói được hay sao? Nếu chị muốn tính nợ thì cứ tính đi. Sau này có việc, có tiền, tui trả, chị đừng lo.

Tuyết nghẹn họng vì tức giận. Mặt xám xanh, nhìn chồng xem Tiến có biết nạt em không. Nhưng mặt Tiến lạnh như tiền, làm lơ như không nghe thấy gì. Nói rồi, Tân với tay vặn nhạc lớn hơn rồi lại dựa ngửa ra ghế. Ðợi tối, Tuyếtù trách móc chồng sao để em lộng hành và ngoan cố như thế, thì Tiến dấm dẳn:

-     Làm gì mà hối dữ vậy? Thủng thẳng rồi đi kiếm việc, có gì mà gấp? Chưa quen nước quen cái. Ðừng nghĩ tụi này sang sau mà ăn bám đâu.

Nghĩ rằng Tiến lớn tuổi, biết điều hơn, ai ngờ cá mè một lứa. Tuyết tức nổ ruột gan, phát khóc. Nhưng Tiến mặc cho cô khóc. Cứ lầm lũi, âm thầm.

 

            Một tuần, Tuyết đi làm 6 ngày. Quần quật từ 6 giờ sáng tới hơn 11 giờ đêm. Làm hai việc. Trước đây, cỡ 6 giờ chiều, cô về lo cho hai con ăn uốâùng xong rồi đem qua hàng xóm trông chừng dùm, trả tiền chút đỉnh. Từ ngày có mẹ chồng, chồng và em chồng qua ở cùng, hai đứa nhỏ ở nhà, đỡ được tiền gửi con. Tuyết nhân cơ hội này ở lại hãng làm thêm giờ phụ trội, đến giờ bán pizza mới ra đi, kiếm thêm đồng nào hay đồng ấy, vì hơn bao giờ hết, cô cần tiền trang trải nuôi cả gia đình. Cô chỉ cầu xin cô đừng đau ốm hoặc đừng có ai trong gia đình đau ốm, vì không có dám đóng bảo hiểm an sinh. Tiền để dành bao năm qua như nước chẩy qua cầu. Tiền điện tăng hẳn lên vì hai anh em thi nhau vặn TV, nghe nhạc. Nhưng lấy cớ bà cụ buồn.

-     Ở đây vắng vẻ, không có lối xóm, bo bíu không đi đâu được, nên cho má xem vidéo giải trí, không thì tội bà cụ.

Tuyết đành lặng thinh không dám đả động tới mẹ chồng. Vả lại tội nghiệp bà cụ thật. Ðối với bà, cái gì cũng xa lạ, cái gì cũng quá to lớn. Thế nhưng mặt khác lại như bị tù túng, vì không có phương tiện di chuyển dễ dàng, sẵn sàng, như ở quê hương bà. Bà cụ buồn thiu. Cũng may có hai đứa cháu để bà chăm nom. Hóa ra giúp bà đỡ buồn. Riêng anh em Tiến, bỏ học, suốt ngày hết đi ra lại đi vào. Cỏ sân trước cao tới cổ chân. Tuyết nhờ cắt lúc đó mới chịu nhúùng tay. Nhưng anh đùn cho em, em đùn cho anh, cuối cùng Tân phải làm. Tân vừa làm vừa lầu bầu:

-     Mệt thấy mẹ, bày đặt luật lệ. Hở ra lấy luật lệ hù dọa. Tưởng tụi này ngu chắc.

Tiến thì suốt ngày cú rũ như gà chết. Mở miệng ra là châm biếm hay thở dài sườn sượt. Chính bà mẹ cũng thấy chướng và thầm thương con dâu, một mình nai lưng nuôi ngần ấy miệng ăn. Tuy nhiên bà không nói ra, chỉ để bụng. Dù sao cũng vẫn sót con trai và bà im lặng khi con trai nói móc vợ.

Tuyết lo và buồn vô hạn. Cô gầy xộc hẳn đi. Những khi gặp Long trong hãng, cô mừng lắm. Ðây là dịp cô than thở, tâm sự, để trút phần nào nỗi lo. Long chỉ biết khuyên cô kiên nhẫn và hứa sẽ để ý mách việc cho anh em Tiến, nếu thấy ở đâu cần người.

Khi Tuyết nói với chồng rằng đã kiếm ra việc cho anh, thì Tiến đủng đỉnh hỏi việc gì. Anh đỏ bừng mặt khi nghe Tuyết nói sẽ phải lau chùi hành lang thương xá gần nhà, chỉ độ chưa đầy 10 phút xe là tới, đi bộ mất khoảng nửa giờ. Họ trả 5 đô la một giờ. Tiến dí mặt sát vào mặt vợ gằn từng tiếng:

-     Cô khinh tôi vừa vừa chứ, thằng này không đi đổ rác và quét nhà đâu. Ðói thì chịu chứ không đến nỗi phải làm thứ khốn nạn như thế.

-     Anh lạ nhỉ? Ai khinh anh? Ở cái xứ này, chẳng có nghề nào đáng khinh cả. Làm nghề tay chân nhiều khi còn nhiều tiền hơn làm văn phòng. Hơn nữa mọi sự ở đây đều làm bằng máy, anh có phải thò tay hốt rác đâu mà lo.

Tuyết định nói thêm « vả lại anh có rành anh văn đâu, kêu đi học, thì bỏ ngang xương, cũng không có bằng cấp chuyên môn gì ngoài cái bằng tú tài 1 Việt Nam ra thì làm sao làm văn phòng được ». Nhưng cô kịp thời giữ miệng. Sợ chạm tự ái Tiến.

-     Cô lại lên giọng dậy tôi đấy chắc? Cô tưởng tôi ngu hẳn?

Tiến nổi điên khi tưởng Tuyết lại cho rằng mình là thằng ngu, không biết cách sống ở xứ người, như ngày xưa cù lần không biết cách xã giao của người ngoại quốc. Anh thấy anh có lý khi ghen. Bởi vì sang đây, anh có thấy người ngoại quốc ôm lưng, vỗ vai bạn gái đồng nghiệp  bao giờ. Anh không hiểu rằng mọi thứ đã thay đổi rất nhanh chóng ở cái xứ này. Bây giờ quả thật nếu chủ nhân hay đồng nghiệp mà có cử chỉ đó sẽ bị kiện ra tòa vì tội « thân mật ». Rất may, Tân thấy anh chê, lại đang lúc chú ta cuồng cẳng vì xe cộ không có để đi chơi tự do, Tân nhận lời :

-     Anh chê thiệt hả? Vậy để tui. Qua đây lượm rác bằng máy, vậy chớ ở Việt Nam, học trò con nít lượm rác bằng gì, có phải bằng tay không? Nhiều khi trong rác có đạn, đạn nổ, đứt mẹ nó cánh tay đo,ù anh không nhớ sao? Còn anh đi cải tạo có hốt c... bằng tay không? Bầy đặt chê ông ơi !  Ðể tui đi làm cho bả hết nói hành nói tỏi tui nữa.

Thành thử mỗi sáng Tuyết phải chở chú ta tới sở. Từ khi đi làm, Tân càng huênh hoang ra điều không cần nhờ vả nữa mà trái lại có đóng góp phần mình:

-     Ðó, tui đóng tiền cơm của tui. Chị khỏi sợ tui ăn không của chị nữa rồi. Chừng nào có nhiều tiền, tui ra ở riêng, đỡ nhức óc.

Không thấy chú ta nói mang bà cụ theo khi chú ra riêng. Ít lâu sau Tân mua được cái xe cũ. Chú ta càng không coi ai vào đâu và ngày nghỉ xách xe đi chơi biệt dạng. Tuy em chồng ngông nghênh, nhưng Tuyết thấy trút bớt phần nào lo lắng. Chú ta có thể tự lo thân được rồi. Tuyết không cần cảm ơn, chỉ cần chú tự lo cho chú là đủ. Ở nhà chỉ còn bà cụ và Tiến. Tuyết sốt ruột vì cứ thấy chồng suốt ngày lầm lì, suốt tháng lừ đừ. Dù cần tiền, nhưng chẳng lẽ đi làm cả  bẩy ngày, không thấy mặt hai con và gia đình, Tuyết bấm bụng ở nhà ngày chủ nhật. Chỉ gặp nhau ngày chủ nhật mà trong bữa cơm Tiến chỉ tìm cách nói móc, nói mỉa vợ, nói xa nói gần những khi thấy Long đến sửa hộ chiếc xe hay thấy Tuyết đi quá giang vì xe hư bỏ sửa. Riêng bà cụ thì quá hiểu con trai. Bà cụ thầm oán hận lũ cộng sản đã huỷ hoại tâm tính con trai bà. Ở tù hơn ba năm trời mà khi ra tù cứ như ông lão. Gầy còm, ghẻ lở, đau yếu, lại thêm cái tính hay mặc cảm. Thỉnh thoảng bà cụ làm như vô tình nhưng thật ra cố ý nói cho con dâu hiểu rằng Tiến bây giờ khác xa Tiến ngày xưa. Nay đau mai yếu vì trong tù bị đánh đập thẳng tay, nhiều lần thừa sống thiếu chết, bị sỉ nhục, tẩy não để thành con người nhụt chí. Tuyết hiểu và cố thông cảm với chồng. Cô cũng thương Tiến đã không may mắn như ba mẹ con cô, ra đi chót lọt vào phút chót. Ngày xưa ở Việt Nam cô còn hay cãi vã, nhưng ở đây, cô bỏ hẳn tính đôi co vì thương chồng và nể mẹ chồng. Những khi Tiến bắt đầu bới bèo ra bọ thì Tuyết giả điếc, giả câm. Nhưng thái độ im lìm, nhẫn nhịn của cô lại bị Tiến hiểu sai và lại chọc giận anh thêm. Anh cho rằng vì khinh anh, vì có tình ý với Long, nên Tuyết không thèm cả cãi vã với mình. Cố tật ngày xưa hay ghen bậy lại xâm lấn, cộng thêm mặc cảm thừa thãi, vô ích, phải nhờ vả từ đồng tiền đến sự di chuyển, Tiến trở nên say sưa và vũ phu. Nhịn mãi không xong, Tuyết bắt buộc phải to tiếng. Lại bắt đầu những cuộc đấu khẩu. Lần lần, lại bắt buộc phải dùng đến vũ lực như ngày xưa. Long sót sa mỗi khi Tuyết khóc lóc hay vác cái mặt nhiều vết bầm mà cô đã cố gắng che đậy bằng phấn son đến hãng.  

Hơn một năm trôi qua. Ðã mấy lần Tiến chê việc. Lần nào cũng viện đủ mọi lý do để từ chối. Ðã thế, Tiến sang Mỹ đúng lúc khủng hoảng kinh tế, nên rất ít việc. Chữ nghĩa đã không có nhiều, lại lười biếng học hỏi, lần lữa ngày tháng qua, cái mặc cảm ăn nhờ ở đậu, vô ích, thừa thãi, càng ăn sâu vào tâm óc, Tiến như người điên. Ðến bà mẹ cũng bắt đầu sợ con trai mỗi khi Tiến nhậu nhẹt một mình, hôi hám và bừa bãi. Ý nghĩ bị vợ cắm sừng ám ảnh một cách bệnh hoạn nơi Tiến. Dù có Tuyết ở nhà hay không, mỗi khi say sưa, anh lè nhè thách thức và dọa dẫm:

-     Kêu thằng Long tới đây, ông bắn bỏ bà nó đi, bộ chúng mày tưởng ông mù sao chớ? Bày đặt tới sửa xe, thằng này không biết sửa hay sao mà phải nhờ thằng đó?

Cả với các con, Tiến cũng thấy xa cách. Chúng nó văn minh quá, tiến hoá quá, mà mình thì quê mùa hủ lậu. Sau giờ học, con trai đi chơi thể thao, baseball, con gái thì chơi trượt băng. Chúng cằn nhằn Tiến không biết lái xe đưa tụi nó đi như những người cha khác. Xem TV, Tiến chẳng hiểu gì cả, cứ hỏi chúng nó trong lúc chúng mải theo dõi, mất công cắt nghĩa, mất cả hứng thú, hoặc trong lúc chúng còn phải học.

Mặc cảm này chồng chất lên mặc cảm kia.

Cuộc sống đã khó klhăn lại càng thêm đau khổ.

Bà cụ than trời trách đất gây chi cảnh xa cách quê hương chòm xóm thế này. Bà thèm miếng trầu, thèm cục thuốc xỉa, cả ngày mồm miệng lạt nhách. Bà thèm ngồi lê hàng xóm nói đủ thứ chuyện, thèm đội nón đi chùa, thèm ăn mắm ruốc, mắm Thái, mắm tôm chua. Nói chung bà thèm Việt Nam. Ở đây rộng quá, mênh mông mịt mù quá, xe xích lô không có để bà có thể đi chơi lúc nào bà thích, đến xe buýt cũng cả nửa giờ mới có một chuyến. Mà chữ nghĩa không biết làm sao đi chơi. Trời ơi là trời, thật như tù giam lỏng. Muốn nói chuyện với cháu nội cũng khó lòng. Mình nói mình hiểu lấy mình. Con lớn còn nhớ tiếng Việt chút đỉnh, đỡ khổ cho bà rất nhiều, còn thằng nhỏ thì thành Mỹ con thật rồi. Mỗi lần nó nói bà lại kêu con chị thông dịch. Rồi con trai bà, ngày nào nhanh nhẹn, bảnh bao như thế, nay thân tàn ma dại, dở điên dở khùng, đầu óc lú lẫn và hẹp hòi. Say sưa như vậy làm sao giúp vợ giúp con. Thật tội con Tuyết, nai lưng gánh vác một nhà, mà vẫn không xong với chồng. Thật là tan nát tất cả chỉ vì thằng Việt cộng ác ôn. Chẳng phải chỉ gia đình bà, cả nước điêu linh. Một bên tù tội, một bên thẳng cánh đục khoét, táng tận lương tâm. Trời đất đâu không nhìn xuống mà xem, hỡi Trời!  

Không khí trong nhà như có ngòi nổ.

Cách đây 7 tháng, Tiến lại gây gỗ với Tuyết, đánh Tuyết loạn đả. Ra hãng cô khóc lu bù với Long. Trong lúc khổ sở tột cùng, cô nói ao ước li dị với Tiến. Cô hết chịu nổi rồi. Cô khổ quá rồiù. Long khuyến khích cô dứt khoát, vì không thể nhìn cô sống khổ như thế này mãi. Long muốn Tiến phải chấm dứt đánh Tuyết ngay từ bây giờ và anh muốn đến nhà cô giảng cho Tiến hiểu. Tuyết can ngăn, năn nỉ Long đừng dại dột, vì Tiến hăm dọa dữ lắm. Nhưng Long không nghe. Anh phóng xe đến nhà Tuyết khi Tuyết vừa ở tiệm pizza về tới. Lúc đó là hơn 11 giờ khuya.

Tiến vẫn còn thức bên cạnh chai rượu. Truyền hình vẫn mở, chẳng ai dám tắt. Bà cụ và hai đứa nhỏ đã đi ngủ. Tuyết cản Long lần nữa, ngay trước cửa nhà. Nhưng Long khăng khăng đòi vào cho Tiến một bài học. Tuyết vào nhà trước. Vừa thò tay tắt TV, Tiến nhảy ngay vào vồ lấy cô, vật xuống. Hai tay xiết chặt cổ Tuyết, miệng Tiến rít lên:

-     Tao bóp cổ cho mày chết, thứ đàn bà mất nết. Mày dám dắt tình nhân về nhà hả? Mày tưởng tao không biết gì hả? Cho chúng mày chết, mày chết...

Tuyết bị bóp cổ, nằm dẫy dụa dưới đất, đau và ngộp thở gần chết. Cô đạp tứ tung, hai tay cào cấu loạn xạ cùng lúc cố gỡ tay Tiến ra. Nhưng hai bàn tay Tiến xương xẩu như hai gọng kìm cứng ngắc cứ xiết mạnh. Long nhảy từ cửa vào nhà. Túm lấy gáy Tiến giựt mạnh. Long đấm liên hồi vào người Tiến. Ðau quá, Tiến phải buông Tuyết ra, quay sang quần thảo với Long. Hai người ôm nhau mà thoi mà đạp rồi lăn lộn như hai con thú dữ. Máu mũi máu mồm chẩy bê bết trên mặt cả hai người. Tuyết vừa ôm cổ vừa ho sặc sụa, vừa bò lê trốn vào gầm bàn ăn. Hai người đàn ông vẫn vật lộn nhau. Những tiếng huỳnh huỵch đánh thức ba bà cháu. Bà cụ kéo hai cháu vào lòng, đứng há hốc miệng, kêu gọi không rõ tiếng. Cả nhà như mắc loạn. Bỗng Tiến vuột được, chạy bay vào trong bếp rồi chạy trở ra. Trong tay lăm lăm khẩu súng. Mọi người cùng hét lên một lượt. Bà cụ mặt xanh như chàm, ngã xụm xuống đất. Hai đứa cháu ôm chặt lấy nhau mà hét thất thanh.

-        Nội ơi  Nội ơi !

Tuyết trong gầm bàn nhào ra can Tiến. Nhưng không kịp. Mặt mũi máu me đầm đìa, Tiến chĩa súng bắn nã về phía Long và Tuyết. Hai xác người vật xuống đất. Máu chảy lênh láng. Tiến quay súng chĩa vào màng tang mình bóp cò. Nhưng chỉ nghe « tách » một tiếng khô khan. Súng hết đạn. Tiến nhũn người ra, ngã vật xuống. ắp nhà máu me vung vãi, bàn ghế ngã lỏng chỏng. Hai thây người quằn quại. Long và Tuyết còn sống. Nhưng chắc chắn bị thương nặng. Bà cụ mừng rỡ, lồm cồm bò ra gần con dâu, nâng đầu cô lên. Hai đứa nhỏ líu ríu theo bà. Chúng phục xuống cạnh mẹ mà khóc dấm dứt. Nhưng Long hình như vừa ngất đi. Máu từ người anh chẩy ra quá nhiều. Anh nằm bất động. ó đến 10 phút sau cảnh sát mới tới làm biên bản. Tiến bị còng tay đưa đi cùng với tiếng còi hụ xe cứu thương đưa Tuyết và Long vào bệnh viện.

Sau khi hai bên luật sư lược lại sự việc xẩy ra cách nay 7 tháng. Bên bị đưa ra những lý do cãi tội lần chót. Xin thông cảm hoàn cảnh của Tiến. Ở Việt Nam phải đi tù cải tạo, khổ sở trăm bề, bị huỷ hoại thân thể và nhân cách, sang đây thất nghiệp triền miên. Bên nguyên nhấn mạnh điểm Tiến có thói quen vũ phu, hung hãn ngay từ ở Việt Nam, sanh đây ăn bơ làm biếng, không chịu hội nhập v.v...Bồi thẩm đoàn rút lui nghị án. Mười lăm phút trôi qua. Tiến hồi hộp đợi. Anh lại liếc sang Tuyết lần nữa. Tuyết cũng đang nhìn anh. Aùnh mắt hai người gặp nhau. Chỉ thấy tràn đầy tan vỡ.ồi thẩm đoàn trở ra, lục đục trở về chỗ ngồi.òa vỗ án xin ý kiến.ột ông trong bọn dứng lên đưa một tấm giấy gấp lại cho người thư ký. Người này tiếp nhận rồi trao cho ông tòa. Ông tòa liếc đọc xong lại trao trả cho bồi thẩm đoàn. Có tiếng hô bị can đứng lên. Bà luật sư kéo áo ra dấu cho Tiến đứng dậy. Tiến lảo đảo đứng lên.ặc dù say rượu, Tiến vẫn là thủ phạm cố sát vợ và bạn vợ. Tòa tuyên án 5 năm tù ở đồng thời phải bồi thường cho Long và Tuyết 100 000 đô la. Cả Tiến cả Tuyết đều choáng váng. Hai người cùng không bao giờ nghĩ rằng cuộc tình và cuộc đời của họ chấm dứt như vậy. Có tiếng khóc to và tiếng lao xao. Hai người cảnh sát còng tay Tiến như cũ và đẩy anh bước đi.ến nghiêng ngả đi giữa đám người nhốn nháo. Anh nhìn mẹ, nhìn em, nhìn con. Nước mắt chảy ròng ròng. Bà cụ khóc to thêm. Tân nhâng nháo là thế, mà bây giờ cũng mang vẻ thê lương. Chú ta không ngờ trong lúc hăng máu du côn, chú đã đi mua súng mang về khoe anh. Chẳng ngờ hại anh.ết ôm hai con vào lòng, ủ rũ nhìn chồng. Tâm hồn tan nát.

VÂN HẢI